Đường đi Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt được nhiều du khách đặc biệt là các bạn trẻ đam mê du lịch phượt quan tâm.
Bởi trên con đường này không chỉ có ngôi chùa Thiền viện Trúc Lâm nổi tiếng mà còn có nhiều điểm thắng cảnh khác không nên bỏ qua khi đến với Đà Lạt.
Bài viết hôm nay của Spa Đà Lạt sẽ hướng dẫn cho bạn đường đi Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt dễ và nhanh nhất!
Nội dung chính
Khám phá Thiền Viện Trúc Lâm
Đường đi Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt ở đâu?
Đường đi Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt tọa lạc trên ngọn núi Phượng Hoàng hướng ra hồ Tuyền Lâm tĩnh lặng, trong suốt vô cùng trang nghiêm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5km về phía Nam.
Đây là ngôi chùa có lịch sử gần 30 năm được xây dựng bởi vị kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ – Người thiết kế kiến trúc của Dinh Độc Lập ở Thành phố Hồ Chí Minh và hai nhà kiến trúc sử khác là Vũ Xuân Hùng và Trần Đức Lộc. Thiền Viện Trúc Lâm là ngôi Thiền viện lớn nhất Việt Nam theo phái Trúc Lâm Yên Tử.

Số điện thoại và web của thiền viện trúc lâm
Nếu bạn muốn xin tá túc thiền viện trúc lâm đà lạt và học các khoá tu tĩnh tâm ở chùa thì có thể liên hệ qua số: 0263 3827 565, các bạn bạn tường tìm kiếm website thiền viện trúc lâm Đà Lạt, nhưng rất tiếc nhà chùa không có website.
Truyền thuyết về Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt
Theo truyền thuyết về Thiền viện Trúc lâm Đà Lạt được kể lại rằng vào một đêm năm 1986, Ngài Thích Thanh đã nằm chiêm bao thấy mình đang ôm cổ chim Phụng Hoàng bay lên trời.
Sau khi tỉnh giấc và chiêm nghiệm lại, ngài liền nghĩ tới vùng đất Đà Lạt trên cao nguyên Lâm Viên – Nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm với sự yên tĩnh của núi rừng rất thích hợp cho các vị sư tăng tu tập sớm thành chính quả.
Ngài đã phác họa sơ mẫu toàn cảnh khuôn viên và kiến trúc của Thiền Viện rồi tìm kiếm địa điểm xây dựng thích hợp. Khi đi đến khu vực hồ Tuyền Lâm, ngài cảm thấy vô cùng hài lòng với địa thế của nơi đây vì thế chúng Phật tử đã thuận theo ý ngài để xin thủ tục cấp đất và xây dựng.
Quá trình xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt
Thiền viện Trúc Lâm lần đầu tiên được khởi công vào ngày 08/04/1993 và hoàn thành năm 08/02/1994 thì hoàn thành và bắt đầu khóa thiền đầu tiên. Công trình dần được hoàn thiện trong suốt khoảng thời gian cho đến ngày nay.
Khi đến với Thiền viện Trúc Lâm, bạn sẽ cảm nhận được sự uy nghiêm, thanh tịnh giữa rừng thông bát ngát. Trụ trì hiện tại của Thiền viện Trúc Lâm là một trong những vị cao đệ của hòa thượng Thích Thanh Từ.

Tham quan Thiền Viện Trúc Lâm
Giờ mở cửa: Thiền viện trúc lâm mở cửa từ 5h00 sáng đến 21h00 tối tất cả các ngày trong tuần và giá vé miễn phí.
Thiền viện Trúc Lâm chia thành 4 khu vực chính là:
- Khu tịnh thất hòa thượng
- Khu hòa thượng viện trưởng
- Khu vực ngoại viện
- Khu nội viện tăng và nội viện ni
Thiền viện Trúc Lâm tạo nên dấu ấn đặc biệt trong lòng du khách ngay từ lần đầu tiên đến đây bởi công trình kiến trúc đặc sắc tọa lạc trên ngọn núi Phụng Hoàng, bên dưới là bờ hồ Tuyền Lâm tĩnh mịch cùng hàng thông xanh rì rào. Tất cả những yếu tố đó kết hợp lại với nhau tạo nên một không gian mờ ảo đẹp tựa tiên cảnh.

Cổng Tam Quan
Để đến được khu Thiền viện phía trên, bạn cần vượt qua 140 bậc thang. Hiện nay các bậc thang lát đá đã được thay thế và nâng cấp bằng bậc thang vuông vức, to rộng để hạn chế trơn trượt cho du khách. Cần vượt qua cổng tam quan để đến được khu vực chánh điện, nơi thờ phụng các vị phật.
Hai bên đường lên là những rừng thông xanh, không khí nơi đây rất mát mẻ và trong lành nên bạn nên đi tản bộ để cảm nhận nhé. Đặc biệt bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn khung cảnh hồ Tuyền Lâm từ trên cao.
Điện thờ chính
- Khi bước vào bên trong điện ở chính giữa là tượng Phật Thích Ca, tay phải cầm nhành hoa sen.
- Bên phải Đức Phật là Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử.
- Bên trái Đức Phật là Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà.
- Phía trên điện là những bức phù điêu về Đức Phật được chạm trổ tinh xảo.
Khuôn viên, vườn hoa
- Bên ngoài chánh điện, phía bên phải là lầu chuông với quả chuông nặng 1,1 tấn được đúc đồng tại Huế.
- Bên ngoài chánh điện, phía bên trái là gác trống.
- Bên ngoài khuôn viên, chính diện với điện thờ là hồ Tịnh Tâm với làn nước êm ả.
- Tại Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt có khối đá tròn nặng xoay tự nhiên bằng sức nước không sử dụng bất cứ máy móc nào vô cùng đặc biệt.
- Trong khuôn viên của Thiền viện Trúc Lâm còn có tượng Phật làm bằng ngọc Saphia xanh lục cẩn vàng vô cùng tráng lệ.
- Đi sâu xuống khu vực Hồ Tuyền Lâm sẽ thấy bến thuyền để du khách có thể di chuyển sâu hơn và Khu du lịch.
- Không những sở hữu các công trình biểu tượng Phật giáo tuyệt đẹp mà khu vườn của Thiền viện Trúc Lâm có vô số các loại hoa quý như: Phù Dung, Thược Dược, Cúc,… và nhiều loại thực vật khác.

Khu hồ tịnh tâm
Ra khỏi vườn hoa, đi về phí dưới theo các bậc thang là khu hồ Tịnh Tâm. Mặt hồ phẳng lặng trong xanh đúng như tên gọi tịnh âm, điểm vào đó là những hàng cây liễu rũ bóng xung quanh bờ hồ, dưới hồ là những chú cá bơi thư thả bên cạnh những chú rùa . Và xung quanh hồ được bố trí nhiều ghế đá, giúp bạn ngồi để thư giản.
Cáp treo thiền viện trúc lâm Đà Lạt
Hiện nay bạn có thể đi cáp treo từ đồi Robin sang Thiền viện hoặc đi xe máy, oto qua thiền viện đều được. Giá vé cáp treo hiện tại là 70k khứ hồi và 50k cho vé 1 chiều.
Một điều khác tạo nên sự đặc biệt cho Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt đó chính là hệ thống cáp treo dài 2.267m dẫn đến ngọn đồi Robin – Nơi đặt hệ thống pháo phòng phủ của quân đội Việt Nam, và được khai thác du lịch vào sau năm 1975.
Công trình kiến trúc hiện đại này được xây dựng bởi công ty Doppelmayr của Áo dựa trên công nghệ máy móc tân tiến bậc nhất của Châu Âu lúc bấy giờ.
- Hệ thống cáp treo dẫn từ Thiền viện Trúc Lâm đến đồi Robin có tổng cộng 50 cabin với nhiều màu sắc khác nhau di chuyển bằng hệ thống ròng rọc vững chắc.
- Tổng chiều dài đoạn đường cáp treo là 2.267m.
- Gồm 10 trụ đỡ được gia cố cứng cáp trên các sườn dốc và thung lũng.
- Khoảng cách cố định giữa mỗi cabin là 120m.
- Tốc độ di chuyển chậm vừa phải giúp du khách có thể quan sát được toàn cảnh núi rừng mà không bị chóng mặt.
- Khoảng thời gian để di chuyển từ Thiền viện Trúc Lâm đến đồi Robin bằng cáp treo là 12 phút.
- Công suất tối đa của cáp treo là 900 khách/ giờ.
- Nhà ga cáp treo rộng đến 7.500m2 được trang bị hiện đại, cabin sử dụng cửa tự động đóng kín có các khe thông gió nhỏ để hạn chế du khách tự ý lên xuống.
Nên đi cáp treo vào thời điểm sáng sớm hoặc xế chiều vì thời điểm này nắng nhẹ không gây nóng cho khách khi ở trong cabin.
Mỗi mùa trong năm bạn sẽ cảm nhận được nét đẹp riêng của Đà Lạt từ trên cáp treo. Đồng thời bạn nên đi vào những ngày thường vì Lễ Tết số lượng du khách đến đây cực đông.

Ăn gì khi đến Thiền viện Trúc Lâm?
- Có rất nhiều khu ăn uống xung quanh Thiền viện Trúc Lâm đặc biệt là các món ăn vặt.
- Trước cổng cáp treo có nhà hàng với các món ăn đa dạng, giá cả được niêm yết rõ và phải chăng.
- Dọc theo bờ hồ Tuyền Lâm cũng có vô số các địa điểm ăn uống và giải khát view tuyệt đẹp hướng thẳng ra bờ hồ.
- Bên phía nhà ga cáp treo đồi Robin có nhà hàng lẩu buffet rau xanh Leguda vô cùng ngon miệng mà bạn nên thử.

Các lưu ý khi đến Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt
- Cũng như các khu vực tôn nghiêm khác, khi đến Thiền viện Trúc Lâm du khách phải ăn mặc lịch sự, không gây phản cảm. Trước cổng chùa có bố trí các sọt váy quấn để du khách có thể mặc thêm trước khi vào chùa.
- Trước khi bước vào chính điện du khách cần cởi bỏ giày dép để ở bên ngoài trước khi dâng hương, bái Phật.
- Không chụp ảnh bên trong điện.
- Không được phép tham quan khu nội viện tăng và nội viện ni.
- Nếu trong đoàn có người sức khỏe yếu thì không nên đi quá sâu xuống khu vực hồ Tuyền Lâm hoặc bỏ qua điểm tham quan này bởi còn có 140 bậc thang để lên được chùa.
- Giá giữ xe ở Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt hoàn toàn miễn phí.
- Các con đường khác ngoài bậc thang chính rất dốc và khó đi nên hạn chế di chuyển bằng các lối này.

Những điểm tham quan rất gần với Thiền viện Trúc Lâm
+ Thác Datanla: Bạn bắt đầy đi từ ngã ba tượng phật vàng tiếp tục đi thẳng theo đèo Frenn khoảng 100m là tới được thác Datanla.
+ Hồ Tuyền Lâm: Thiền viện Trúc Lâm giáp với hồ tuyền lâm nên bạn chỉ cần đi thêm thêm 40 bậc thang đá sẽ tới hồ. Cách khác bạn có thể đi vòng xuống dưới hồ bằng đường lớn ở hai bên Thiền viện.
+ Đường hầm Điêu Khắc: Bạn chỉ cần đi khoảng 5km nữa là đến đường hầm điêu khắc.
+Dinh III Bảo Đại: Thiền viện trúc lâm chỉ các dinh Bảo Đại 4,5km, và rất dễ di chuyển

Trên đây là bài viết review về đường đi Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt và một số thông tin cần biết khi tham quan công trình tôn giáo độc đáo này. Đến Đà Lạt mà bỏ qua Thiền viện Trúc Lâm là một thiếu sót lớn đặc biệt là các đoàn khách có người lớn tuổi.
Tìm hiểu các địa điểm sóng ảo nổi tiếng khác: